Dù được bố mẹ "giấu kín" một thời gian khá dài để đảm bảo sự riêng tư, nhưng thời gian gần đây, bé Destiny dần dần được Nhã Phương và Trường Giang cho xuất hiện trên trang cá nhân nhiều hơn. Từng bị chỉ trích vì loạt scandal tình ái nhưng từ khi lấy vợ, sinh con, hình ảnh Trường Giang trong mắt khán giả ngày càng tốt đẹp.Đặc biệt cách nuôi dạy con tự lập của danh hài xứ Quảng cũng nhận được nhiều lời ngợi khen.
Trường Giang thường cùng con vận động, đi bộ hoặc chạy ngoài sân để giúp bé phát triển toàn diện thể chất và tinh thần.
Có lần, nam danh hài tiết lộ cách nuôi dạy con của hai vợ chồng. Destiny không được xem TikTok. Các nội dung được kiểm soát để phù hợp với độ tuổi như bé làm đồ chơi, vẽ, nói tiếng Anh. Trường Giang thường cùng con vận động, đi bộ hoặc chạy ngoài sân để giúp bé phát triển toàn diện thể chất và tinh thần.
Đặc biệt, Trường Giang từng chia sẻ câu chuyện khiến ai nấy tấm tắt khen anh dạy con hay: "Khi đi học, một bạn hỏi con sau này ước mơ làm gì? Con về nhà hỏi tôi. Tôi chỉ nói rằng con phải trở thành người tốt. Tôi yêu thích khoảng thời gian sau giờ làm việc cùng nói chuyện, kể những câu chuyện về tình yêu thương, lòng biết ơn cho con nghe", nam nghệ sĩ kể.
Danh hài xứ Quảng cho biết, cuộc sống khi có con cũng sẽ khác biệt hoàn toàn so với thời độc thân hay mới kết hôn. "Hồi đó tôi cứ nghĩ có con là sẽ dạy mỗi ngày về cách nói chuyện, đi đứng... Sau này, tôi không cần phải dạy nhiều, bởi cách đối xử của chúng ta dành cho những người xung quanh thì con sẽ thấy và học theo", anh nói.
Nam nghệ sĩ hài từng chia sẻ với giới truyền thông: "Tôi hay cãi nhau với vợ vì cách nuôi con. Cứ gọi "cục cưng", "cục vàng" này nọ. Nó biết mình cưng nó là nó hư, cứ nuôi dạy bình thường thôi". "Mười Khó" cho biết anh không quá nuông chiều mà ưu tiên dạy con cách tự lập, nhận thức đúng về sự việc để con không ỷ lại.
"Khi con đi trúng cạnh bàn bị té, người trong nhà nói do cái bàn để dỗ dành con. Tôi nói không được, con té là do con đi đứng không cẩn thận. Dỗ con kiểu kia mãi thì sau này con có tâm lý đổ lỗi, mọi người mọi việc đều là sai với con thì sao?", nghệ sĩ Trường Giang ví dụ về cách dạy con của anh.
Trong những lần chia sẻ với truyền thông, anh từng cho biết dạy con cách tự lập nhiều hơn: "Hồi đó tôi cứ nghĩ có con là sẽ dạy mỗi ngày về cách nói chuyện, đi đứng,... nhưng khi có con rồi thì tôi không cần phải dạy, bởi cách đối xử của chúng ta dành cho những người xung quanh thì con sẽ thấy.
Tôi luôn giao tiếp với con mỗi ngày, chơi đùa, nói chuyện, nói trên trời dưới đất cũng được. Nhưng con không được xem tivi và chơi ipad quá nhiều. Và điều quan trọng nhất là phải nói chuyện với con. Khi nói chuyện với con thì đầu óc của tôi rất thoải mái, những thông tin tôi đưa đến cho con thì tôi nghĩ con sẽ không biết. Ấn tượng ban đầu khi tôi gần gũi con là làm bạn với con thì sẽ tốt hơn".
Nam nghệ sĩ bày tỏ con nít như tờ giấy trắng, thường học theo cách đối xử của bố mẹ. Anh nói: "Mình yêu thương nó thì nó yêu thương mình, mình làm việc xấu thì nó thấy nó cũng làm việc xấu y chang.
Mình ngồi ăn cơm với thái độ trân trọng chén cơm thế nào thì nó cũng như vậy. Chứ mình ăn con cá thấy tanh, bỏ thùng rác thì con cũng làm y chang. Mình ăn miếng thịt mình chê dở quá, con mình cũng có thái độ y chang vậy."
Trong những lần chia sẻ với truyền thông, anh từng cho biết dạy con cách tự lập nhiều hơn.
Ở nhà Trường Giang hay nấu cơm ăn với nhau, đi làm về trễ vợ cũng ngồi chờ để ăn cơm dù vợ không có ăn cơm đâu, vợ ăn kiêng suốt đời mà, mình ngồi ăn thì bả cầm miếng bả ăn cho vui vậy đó mà phải có lửa nha, lúc nào cũng phải nấu này nấu kia. Không khí của gia đình mà, bếp lửa quan trọng lắm, đó là sự kết nối. Con gái luôn thấy điều đó".
Về việc công khai diện mạo con, trong khi Nhã Phương muốn khoe con lên mạng xã hội thì Trường Giang lại không muốn. Anh từng cho biết sẽ chỉ chia sẻ những hình ảnh của con gái nếu như con đồng ý.
"Tôi nói khi nào lớn con muốn chụp hình với ba mẹ cho mọi người biết không. Chúng tôi là người đóng phim, bé nói dạ không thì thôi, dạ được thì tôi chụp hình. Con nít phải có quyền của nó, chứ con nít nào mà đưa lên mạng làm điên làm khùng. Phải cho nó cuộc sống bình thường. Ngày xưa tôi khổ cực nhiều, sau này tôi sẽ cho bé học cái gì cũng được miễn học tốt là được, làm nghề gì cũng được sống đàng hoàng là được. Tài sản con phải tự kiếm, ba mẹ không cho con. Tôi nói thẳng như vậy", Trường Giang chia sẻ.
"Mười Khó" cho biết anh không quá nuông chiều mà ưu tiên dạy con cách tự lập, nhận thức đúng về sự việc để con không ỷ lại.
Quan điểm giáo dục của Trường Giang được nhiều người khen ngợi. Cũng nhờ được bố nuôi dạy chỉnh chu như thế từ bé nên cô công chúa Destiny của nam danh hài và bà xã Nhã Phương được nhận xét là cực kỳ ngoan ngoãn và đáng yêu.
Cha mẹ nào cũng yêu thương và luôn muốn quan tâm chăm sóc, bảo vệ con mình. Tuy nhiên có 1 thực tế mà phụ huynh cần nhìn nhận lại, đó là chúng ta không thể đi theo con cả đời. Con sẽ lớn và dần xa vòng tay của cha mẹ để trưởng thành. Nếu quá bao bọc, con sẽ chỉ lớn lên về thể xác mà thôi.
Để con phát triển toàn diện, dạy trẻ tự lập là một phần không thể thiếu. Cha mẹ có thể tham khảo những giai đoạn vàng dạy con tự lập dưới đây.
3 tuổi hãy dạy trẻ làm việc nhà, tự xúc đồ ăn
Không ít phụ huynh cho rằng, độ tuổi này con còn quá nhỏ để làm việc nhà. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Ở độ tuổi này bé vẫn đang rất thích khám phá và thường xuyên bắt chước những việc làm của người lớn. Để con tham gia làm việc nhà không chỉ đem lại sự thích thú mà còn hạn chế những cơn ăn vạ của tuổi lên 3.
Ảnh minh hoạ
Những việc mà bé có thể làm như:
+Bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt đồ
+ Dọn đồ chơi
+ Đặt sách, báo lên kệ
+ Cho vật nuôi ăn
+ Bỏ rác vào thùng...
Ngoài tự làm việc nhà, ở độ tuổi này bé đã có thể tự xúc cơm ăn. Ngay từ khi con 1 tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ lấy đồ ăn bằng tay. Sau đó chuyển sang bộ đồ ăn đơn giản để con tập luyện các động tác tinh như cầm đũa, gắp thức ăn, cho cơm vào miệng, múc canh... Hãy để trẻ tự chọn món ăn con thích. Cho chúng tận hưởng độ ngọt của rau, vị ngon của súp, độ ăn của thịt, cá... Như vậy con sẽ cảm thấy hào hứng mỗi lần đến giờ ăn hơn.
5 tuổi hãy cho con ngủ riêng
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc bỗng xôn xao câu chuyện 1 người đàn ông ở Quảng Châu đã 29 tuổi rồi những vẫn còn phải ngủ với mẹ mỗi tối. Nếu ngủ riêng anh sẽ không ngon giấc và phải sử dụng đến thuốc ngủ. Vì lý do này anh ta không dám có bạn gái. Nguyên nhân được cho rằng, bởi khi anh còn nhỏ, nhà chật chội nên anh đã ngủ chung giường với bố mẹ cho đến khi lớn lên.
Ngủ chung giường với bố mẹ lâu sẽ khiến con cái phụ thuộc, không có tính tự lập và dễ bị tổn thương. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ 5 tuổi cha mẹ đã nên tách phòng cho các con ngủ riêng. Bởi lúc này tâm lý trẻ đã nhận thức được tương đối và tâm lý tình dục của con đã phát triển.
Ngoài việc cho con ngủ riêng và học cách tự đưa mình vào giấc ngủ, 1 số việc nhà trẻ cũng nên từ làm ở độ tuổi này. Đó là tự dọn giường ngủ, tưới nước cho cây, cùng đi siêu thị và xách hộ đồ cho bố mẹ, lau dọn bàn ăn, sắp xếp lại đồ chơi, tự mặc quần áo..
Theo các chuyên gia tâm lý, giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời điểm quan trọng để giáo dục giới tính trẻ em. Ảnh minh hoạ
6 tuổi con biết tự tắm
Theo các chuyên gia tâm lý, giai đoạn từ 0-6 tuổi là thời điểm quan trọng để giáo dục giới tính trẻ em. Khi tắm cho con, cha mẹ nên dạy bé về những khu vực nhạy cảm trên cơ thể, để con biết tự bảo vệ mình. Sau khi bé gái lên 3 tuổi, bố không còn thích hợp tắm cho con, còn mẹ vẫn có thế giúp con trai tắm rửa đến 5, 6 tuổi. Lên đến 6 tuổi, con sẽ cảm thấy lúng túng, xấu hổ khi có người khác trong phòng tắm. Vì vậy cha mẹ hãy nên chủ động rời đi và tôn trọng quyền riêng tư của con. Nếu sợ con tắm không sạch, cha mẹ có thể kiểm tra lại sai khi con tắm xong.
Ngoài ra hãy hướng dẫn bé tự giặt sơ qua đồ cá nhân của mình trước khi bỏ vào máy giặt. Như vậy con sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn. Tuy vậy, cha mẹ nên lưu ý lựa chọn nước giặt lành tính, dịu nhẹ sẽ để không làm ảnh hưởng đến da tay nhạy cảm của con.
7 tuổi hãy tôn trọng không gian riêng tư của con
Đứa trẻ lớn hơn 1 chút là chúng đã tự ý thức được không gian riêng tư của mình. Cha mẹ đừng quá vô ý mà xâm phạm vào. Hãy tôn trọng con. Nếu cố tình vào phòng con 1 cách thiếu lịch sự, con sẽ cảm thấy mình bị kiểm soát không gian.
Trước khi vào phòng con, cha mẹ hãy gõ cửa. Cảm giác ranh giới này sẽ khiến trẻ thoải mái. Một đứa trẻ được tôn trọng có thể học được cách tôn trọng người khác.
12 tuổi hãy để con vào bếp
Không phải đợi đến con 12 tuổi cha mẹ mới hướng dẫn con vào bếp mà ngay từ khi chúng còn nhỏ, phụ huynh nên "truyền lửa" thích nấu ăn cho con. Có thể cho con chơi đồ hàng, tập nấu ăn hoặc đứng bên mẹ mỗi ngày để học được cách chế biến...
Đừng lo lắng việc trẻ bị đứt tay, bị bỏng. Đừng đổ lỗi cho con vì làm xáo trộn căn bếp. Hãy để con tự vượt qua những khó khăn nhỏ này mới giúp con có kỹ năng sống độc lập. Tuy độ tuổi này con đã biết sắp xếp và tự làm việc nhà khá thành thạo nhưng ở bậc trung học, việc học tập, tham gia hoạt động xã hội cần được ưu tiên. Vì vậy, bố mẹ có thể giảm số lượng đầu công việc và thay vào đó là mở rộng quy mô của từng việc.
Một bà mẹ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã soạn bản "Hiệp ước đừng gọi mẹ" với cậu con trai 7 tuổi để giúp con rèn tính tự lập.
Theo người mẹ, con trai mới nghỉ hè một tuần mà cô muốn "nổ tung đầu" bởi cậu bé liên tục nhờ vả mẹ. Cô nghĩ ra cách lập một "hiệp ước" với 9 điều kiện, yêu cầu con ký tên.
Vương Hồng Tài, chuyên gia giáo dục ở Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) cho rằng, thông thường, trẻ hình thành thói quen dựa vào cha mẹ để giải quyết các vấn đề của chúng, dù lớn hay nhỏ. Thói quen này không thay đổi khi lớn lên và chúng sẽ không chủ động ra khỏi vùng an toàn. "Hiệp ước này sẽ rất tuyệt nếu trẻ sẵn sàng hợp tác. Tuy nhiên tôi tin hầu hết trẻ sẽ không tuân thủ theo thỏa thuận", ông Vương nói.
Theo nhà giáo dục này, về bản chất, để trẻ ít gọi mẹ hơn, phải rèn luyện khả năng tự lập từ sớm cho trẻ. "Muốn trẻ tự lập, điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ cảm giác an toàn".
Chuyên gia tâm lý học trẻ em nổi tiếng người Mỹ Selma cho biết: "Bám víu là trạng thái tất yếu của một đứa trẻ bình thường. Khi trẻ xuất hiện trạng thái đó, cách muốn trẻ tự lập là không nên đẩy trẻ ra ngoài. Thay vào đó, hãy ôm trẻ vào lòng, dành đủ sự quan tâm đáp lại. Khi đủ thời gian, trẻ sẽ tự mình phát triển một bộ áo giáp cứng cáp để độc lập và tự chủ trong cuộc sống".
Khi trẻ đã có đủ cảm giác an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu buông tay. Ảnh minh hoạ
Khi trẻ đã có đủ cảm giác an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu buông tay. Các chuyên gia giáo dục trẻ em đều khẳng định, học cách làm việc một mình là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tất nhiên, các bước phải từ từ.
Ví dụ, hãy sắp xếp thời gian "làm việc một mình" cho trẻ. Việc này ban đầu mất nhiều thời gian để hoàn thành nhưng khiến trẻ hình thành tư duy độc lập với mọi việc của bản thân. Căn cứ theo lứa tuổi để hướng dẫn trẻ dần tự chủ một số việc. Ví dụ, tự đi giày dép ở tuổi lên ba, bốn tuổi tự đánh răng và tắm, năm tuổi chịu trách nhiệm vứt rác và tưới cây, sáu tuổi làm việc nhà đơn giản như giặt tất hay quần áo lót, bảy tuổi tự sắp xếp thời gian vui chơi và học tập...
Tự lập là một kỹ năng cần phải học. Trong giai đoạn đầu, cần phải đầu tư thời gian tương đối dài và kiên nhẫn hướng dẫn để trẻ học dần dần.
Giao việc nhà
Bạn có thể khuyên con bạn thực hiện các hoạt động đơn giản trong gia đình như tưới cây, lau xe, dọn phòng và đổ rác.
Điều này sẽ nâng cao đức tính trách nhiệm, ngoài ra còn giúp con biết lập kế hoạch hiệu quả.
Bố mẹ càng lo lắng, càng lấy mất đi cơ hội tự lập của con. Ảnh minh hoạ
Giúp con bạn hiểu biết về tài chính
Đừng làm hư con bạn bằng cách đáp ứng những yêu cầu không cần thiết của con và hãy cho con hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền vì đó là một trong những yếu tố quan trọng cần phải thấm nhuần trong thế giới ngày nay.
Mua cho con bạn một con heo đất và hướng dẫn chúng cất tiền vào những việc cần thiết. Điều này sẽ khiến con nhận ra rằng kiếm tiền không phải là một điều dễ dàng.
Hãy để trẻ làm những gì trong khả năng có thể
Nhiều bà mẹ cầu toàn, luôn lo lắng con còn nhỏ nên chưa thể làm tốt việc gì. Và để cho mọi thứ hoàn hảo đúng ý mình, các mẹ sẽ làm tất cả giúp con, dù là việc các bé có thể làm trong khả năng, độ tuổi của mình.
Thế nhưng, cha mẹ nên nhớ, chỉ khi sẵn sàng buông tay thì con mới có cơ hội phát triển. Thậm chí với trẻ nhút nhát, cha mẹ còn nên khuyến khích con thử để rèn sự tự tin. Bố mẹ càng lo lắng, càng lấy mất đi cơ hội tự lập của con, khiến trẻ sợ hãi với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Đừng giúp đỡ khi con đang mặc quần áo đi học
Để trẻ tự chuẩn bị đi học. Điều này sẽ khiến trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, tính kỷ luật và sự nhanh nhẹn.
Đừng giúp con thực hiện các hoạt động dễ dàng như buộc dây giày, chuẩn bị sách vở, sắp xếp các nút thắt của cà vạt, chải tóc... Hãy để con tự làm, dần dần sẽ hình thành tính ngăn nắp ở trẻ.
Chỉ khi sẵn sàng buông tay thì con mới có cơ hội phát triển. Ảnh minh hoạ
Cung cấp cho con kiến thức về y tế
Trong trường hợp khẩn cấp, con bạn nên biết cách thực hiện các biện pháp cần thiết hơn là hoảng sợ. Để giúp con làm được điều đó, hãy cho con biết các quy tắc sơ cứu cơ bản.
Cha mẹ cũng có thể chuẩn bị một hộp dụng cụ sơ cứu nhỏ, đồng thời giải thích cho con công dụng, phương pháp và các bước sử dụng.
Hãy để trẻ tự mình giải quyết các trận chiến
Bổn phận của cha mẹ là hướng dẫn con cái. Tuy nhiên, bạn cũng phải để chúng học hỏi từ những sai lầm của chúng.
Bảo vệ con bạn trong một số vấn đề có vẻ quan trọng, nhưng nếu cha mẹ luôn can thiệp, thì đứa trẻ sẽ không thể phát triển và sẽ luôn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cha mẹ, ngay cả khi chúng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề.
Mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có cách dạy con riêng và khác nhau. Không dân tộc nào giống dân tộc nào, không quốc gia nào giống quốc gia nào nhưng tất cả dân tộc trên thế giới đều mong muốn con sẽ trở thành người thông minh, tài giỏi, hướng thiện, tự lập, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Nếu như người Nhật rèn cho con tính kiên cường, người Do Thái trau dồi chỉ số IQ cho con thì cha mẹ các quốc gia ở châu Âu thường hướng con đến sự bản lĩnh, tự chủ, thông minh. Người châu Âu không dùng đòn roi, quát nạt, mắng mỏ để dạy con mà họ thường xuyên lắng nghe ý kiến của con, điều chỉnh giọng điệu để thu phục con mà vẫn giữ được uy.
Dưới đây là những phương pháp khoa học mà người châu Âu đã áp dụng trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ Việt có thể tham khảo.
Khi trẻ xứng đáng được cảm ơn, cha mẹ đừng quên nói lời này với con. Đây là lúc cha mẹ giúp con hiểu rõ hơn ý nghĩa lời "cảm ơn". Ảnh minh hoạ
Dạy trẻ nói lời "cảm ơn", "xin lỗi" từ sớm
Những đứa trẻ ở châu Âu thường xuyên sử dụng 2 cụm từ "cảm ơn" và "xin lỗi" là bởi được cha mẹ hướng dẫn từ nhỏ. Vì thế, trẻ em ở châu Âu thường có phong cách nói chuyện lịch sự, chững chạc, lịch thiệp. Đây là điều mà cha mẹ Việt nên học hỏi trong hành trình nuôi dạy con.
Cha mẹ hãy nhẹ nhàng hướng dẫn cho con trường hợp nào cần "cảm ơn", khi nào phải "xin lỗi" để con hiểu ý nghĩa 2 cụm từ này. Không nên thúc ép, bắt buộc trẻ thốt nên bởi sẽ làm mất đi sự chân thành.
Khi trẻ xứng đáng được cảm ơn, cha mẹ đừng quên nói lời này với con. Đây là lúc cha mẹ giúp con hiểu rõ hơn ý nghĩa lời "cảm ơn". Bên cạnh đó, những lúc con làm sai nhưng biết nói "xin lỗi", thay vì trách phạt, cha mẹ hãy động viên con tìm cách khắc phục. Bởi nếu bị trách phạt, trẻ sẽ sợ hãi và dần hình thành thói quen không dám nhận lỗi, xin lỗi. "Cảm ơn" và "xin lỗi" không đơn giản chỉ là lời nói cần dạy trẻ mà đây còn là nền tảng xây dựng nhân cách trong tương lai.
Không dùng đòn roi để dạy con
Cha mẹ châu Âu tuyệt đối không sử dụng những hành động như đánh đòn, mắng mỏ khi trẻ mắc lỗi. Họ cho rằng lối giáo dục vũ lực sẽ gây phản tác dụng, khiến đứa trẻ trở nên lầm lì, khó dạy bảo hơn.
Vì thế, khi trẻ có hành động hay cư xử không đúng, những ông bố, bà mẹ ở châu lục này sẽ thay đổi giọng nói, ánh mặt và không đồng tình theo lối nghiêm nghị. Đồng thời, họ thể hiện sự không hài lòng của mình. Cách này vừa thu phục được trẻ, vừa giữ được sự uy nghiêm.
Rèn luyện sức khỏe cho con từ nhỏ
Ở châu Âu, những đứa trẻ phải luyện tập sức khỏe hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ. Giáo viên mầm non luôn dạy trẻ rèn luyện sức khỏe kết hợp với phương pháp trau dồi kỹ năng bằng những giờ hoạt động vui chơi ngoài trời mỗi ngày.
Người châu Âu tin rằng hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Việc vận động cơ thể sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Vì thế, cha mẹ châu Âu không ngần ngại hướng dẫn trẻ nhiều môn thể thao khác nhau như: Bóng đá, tennis, trượt tuyết, bóng rổ,…
Không bao giờ giải quyết tất cả các rắc rối giúp con
Khi so sánh giữa phương Tây và phương Đông, người ta dễ nhận thấy rằng, lao động phương Tây thường có hiệu suất làm việc cao hơn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tính tự lập là một trong những nguyên nhân quyết định sự khác biệt này. Khác với người châu Á, cha mẹ các quốc gia châu Âu luôn chú trọng rèn cho con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
Người châu Âu không bao giờ giải quyết tất cả các rắc rối giúp con. Đây là nguyên tắc dạy con tự lập hàng đầu của họ. Cha mẹ chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, con sẽ tự đánh giá và đưa ra quyết định. Đồng thời, con chính là người chịu trách nhiệm cho việc làm của mình. Việc trẻ phải tự xử lý rắc rối sẽ giúp trẻ độc lập tìm cách xử lý vấn đề. Điều này buộc trẻ phải tư duy, cân nhắc và chủ động làm các công việc của mình, không phụ thuộc vào người lớn.
Ngay từ khi còn bé, cha mẹ châu Âu đã dạy con thực hiện những công việc hàng ngày như: Tự ngồi ăn, tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, cách kết bạn, tự đưa ra quyết định,… Trong quá trình trau dồi cho con tính tự lập, người châu Âu không ép buộc mà luôn khích lệ con. Họ hạn chế việc chỉ trích, phê bình mà thường xuyên dành cho con những lời khen. Họ cho rằng, việc giáo dục bằng ngôn từ miệt thị không đem lại hiệu quả như mong đợi. Những lời chỉ trích chỉ khiến trẻ trở nên tự ti, rụt rè, thui chột tiềm năng vốn có.
Làm mẹ đơn thân khi đang ở đỉnh sự nghiệp, nàng Á hậu Việt sớm dạy con tự lập và 3 quy tắc an toàn mà cha mẹ nào cũng nên ghi nhớ
GĐXH - Mỹ nhân Vbiz đã đặt ra những tiêu chí dạy con gái sớm nắm bắt hạnh phúc cho chính mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.
Cách xử lý đúng khi con trộm tiền, có hai hành động mà giáo sư nổi tiếng khuyên cha mẹ phải tuyệt đối tránh
GĐXH - Việc cha mẹ xử lý sai cách khi phát hiện con trộm tiền sẽ để lại những ám ảnh tâm lý không tốt, dễ tạo nên những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc cho con sau này.
Bình luận